Chuyên Gia Ánh Nguyệt

header ads

Bản đồ hành chính Thành phố Hà Nội

Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội

Hà Nội là thủ đô của Việt Nam nổi tiếng với kiến trúc trăm tuổi và nền văn hóa phong phú với sự ảnh hưởng của khu vực Đông Nam Á, là thành phố trực thuộc trung ương lớn nhất cả nước, đứng thứ nhì về dân số.

Bản đồ hành chính Hà Nội nằm ở phía tây bắc trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng, có vị trí từ 20º53′ đến 21°23′ vĩ độ bắc và 105º44′ đến 106º02′ kinh độ đông, diện tích Hà Nội sau khi mở rộng là 3.342,92km².
  • Phía bắc Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc;
  • Phía nam là các tỉnh Hà Nam, Hòa Bình;
  • Phía đông là Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên;
  • Phía tây là Hòa Bình và Phú Thọ.
THÔNG TIN HÀNH CHÍNH TP. HÀ NỘI MỚI NHẤT

Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội

Hà Nội hiện tại có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện:
  • 12 Quận: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Long Biên, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hà Đông.
  • 1 Thị xã: Sơn Tây
  • 17 Huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Thanh Trì.

1.   Bản đồ hành chính quận Ba Đình

 
Bản đồ hành chính quận Ba Đình
Quận Ba Đình, là một trong bốn quận trung tâm của thủ đô Hà Nội. Đây là nơi tập trung nhiều cơ quan quan trọng của Việt Nam nói chung và Hà nội nói riêng. Quận Ba Đình có diện tích 9,21 km²  ,có 14 đơn vị tài chính cấp xã trực thuộc. Nằm tại trung tâm địa lý quận Ba Đình có vị trí địa lý:
  • Phía Bắc: giáp quận Tây Hồ và Trung tâm chính trị Ba Đình
  • Phía Đông: giáp các quận Hoàn Kiếm và đê sông Hồng,
  • Phía Nam: giáp quận Đống Đa
  • Phía Tây giáp quận Cầu Giấy 
Các địa điểm nổi tiếng tại quận Ba Đình như Lăng Bác, Hoàng thành Thăng Long, bảo tàng Hồ Chí Minh, chùa Một Cột, Lotte Hanoi, Bảo tàng Chiến tranh Hà Nội...
- Về bản vẽ bản quy hoạch giao thông quận Ba Đình sẽ giúp đồng bộ hạ tầng, nâng cao tính thẩm mỹ trong kiến trúc đô thị, cải tạo cảnh quan sống. Trong đó trú trọng tới quy hoạch các tuyến đường giao thông:
  • Thông trục đường Kim Mã - Trần Phú
  • Quy hoạch mở rộng đường Đội Cấn và các tuyến đường phụ trong quận
  • Giải quyết các nút giao thông quan trọng như: Điện Biên Phủ - Đống Đa, Kim Mã - Vành đai 2, Hoàng Hoa Thám - Phan Đình Phùng - Quán Thánh, Yên Phụ - đường Thanh Niên,...

2. Bản đồ hành chính quận Hoàn Kiếm

Bản đồ hành chính quận Hoàn Kiếm
Hoàn Kiếm là quận nằm ở vị trí trung tâm của Kinh thành Thăng Long xưa và thủ dô Hà Nội ngày nay, tên quận được đặt theo tên của hồ Hoàn Kiếm.Theo quy hoạch đây là quận trung tâm chính trị, văn hóa có diện tích nhỏ nhất tại thành phố Hà Nội 5,29 km² . Trên địa bàn quận có nhiều trung tâm buôn bán, thương mại lớn: Tràng Tiền Plaza, chợ Đồng Xuân, chợ Hàng da,...
Quận Hoàn Kiếm có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc bao gồm 18 phường và có 165 con phố. hiện nay, quận Hoàn Kiếm đang triển khai xây dựng khu biệt thự phố cổ Đường Thành. Nổi tiếng với Nhà thờ lớn Hà Nội, chợ đêm Phố Cổ và không thể thiếu khu phố 36 phố phường gần gũi mộc mạc khơi gợi kí ức ngàn năm lịch sử.
  • Phía Bắc, Tây Bắc: giáp quận Ba Đình
  • Phía Đông, Đông Bắc: giáp sông Hồng
  • Phía Nam: giáp quận Hai Bà Trưng
  • Phía Tây: giáp quận Đống Đa

3. Bản đồ hành chính quận Tây Hồ

Bản đồ hành chính quận Tây Hồ
Tây Hồ là quận trung tâm thành phố Hà Nội tên của qu đặt theo Hồ Tây rộng khoảng 526 ha là hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội. Quận Tây Hồ nằm ở phía bắc phần nội thành Hà Nội diện tích 24 km²  phân chia thành 8 phường, có vị trí:
  • Phía Đông: giáp quận Long Biên
  • Phía Tây: giáp quận Bắc Từ Liêm
  • Phía Nam: giáp các quận Ba Đình và Cầu Giấy
  • Phía Bắc: giáp huyện Đông Anh.
Theo định hướng phát triển của thủ đô Hà Nội đến năm 2020, Quận Tây Hồ là quận thuộc khu vực phát triển của thành phố trung tâm chính trị hành chính, kinh tế văn hóa, du lịch… của cả nước. Đây là khu đô thị trung tâm mở rộng từ nội đô về phía Tây, Nam đến đường vành đai 4 và về phía bắc với khu vực Mê Linh, Đông Anh; phía đông đến khu vực Gia Lâm và Long Biên.

4. Bản đồ hành chính quận Long Biên

Bản đồ hành chính quận Long Biên
Long Biên là một quận duy nhất nằm ở tả ngạn sông Hồng, đồng thời là quận trung tâm có diện tích lớn nhất thủ đô là 60,38 km². Quận Long Biên có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc bao gồm 14 phường.
Quận Long Biên nằm ở phía đông bắc thành phố Hà Nội có vị trí địa lý:
  • Phía đông và phía nam giáp huyện Gia Lâm
  • Phía tây giáp các quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng với ranh giới tự nhiên là sông Hồng 
  • Phía tây nam giáp quận Hoàng Mai với ranh giới là Sông Hồng
  • Phía bắc giáp huyện Đông Anh với ranh giới là sông Đuống
Quận Long Biên theo quy hoạch sẽ chuyển từ công nghiệp sang trung tâm đô thị mới của thủ đô Hà Nội, phát triển theo hướng trở thành trung tâm chính vị hành chính, kinh tế và văn hóa

5.Bản đồ hành chính quận Cầu Giấy

Bản đồ hành chính quận Cầu Giấy
Quận Cầu Giấy là quận nội thành thuộc thành phố Hà Nội diện tích 12,04 km² , quận có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc bao gồm 8 phường, có vị trí vị trí:
  • Phía bắc giáp huyện Từ Liêm và quận Tây Hồ.
  • Phía đông giáp quận Đống Đa và quận Ba Đình.
  • Phía nam giáp quận Thanh Xuân.
  • Phía tây giáp huyện Bắc Từ Liêm.
Theo thông tin quy hoạch xây dựng quận Cầu Giấy sẽ phát triển theo các định hướng từng lĩnh vực như:
  • Quy hoạch đường giao thông chính của quận
  • Kế hoạch sử dụng đất của nhà nước tầm nhìn 2020 đến năm 2030.
  • Định hướng mạng lưới văn hoá, giáo dục và dịch vụ thương mại
  • Các khu vực công trình là di tích lịch sử, văn hoá để bảo tồn theo y

6. Bản đồ hành chính quận Đống Đa

Bản đồ hành chính quận Đống Đa
Quận Đống Đa là một trong bốn quận nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội có diện tích 9,96 km²  có dân số đông nhất trong các quận huyện tính năm 2013, quận có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc.
  • Phía Đông: giáp quận Hai Bà Trưng
  • Phía Đông Bắc: giáp quận Hoàn Kiếm
  • Phía Tây: giáp quận Cầu Giấy (đường Vành đai 2).
  • Phía Bắc: giáp với quận Ba Đình.
  • Phía Nam: giáp quận Thanh Xuân (đường Vành đai 2).
Địa hình quận Đống Đa tương đối bằng phẳng, có một số hồ lớn như Hồ Ba Mẫu….quận có hai con sông nhỏ chạy qua là sông Tô Lịch và Sông Lừ. Đống Đa là quận có nhiều trường đại học lớn như Y Hà Nội,  học viện Ngân Hàng, đại học văn hóa Hà Nội, học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam và các địa điểm nổi tiếng như Ga Hà Nội, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chùa Láng, công viên Thống Nhất, bệnh viện Bạch Mai.

7. Bản đồ hành chính quận Hai Bà Trưng

Bản đồ hành chính quận Hai Bà Trưng
Quận Hai Bà Trưng nằm ở trung tâm thành phố thuộc khu vực phía Đông Nam Hà Nội, tên quận được đặt theo đền thờ Hai Bà Trưng nằm gần hồ Đồng Nhân, diện tích 9,62 km²  có 18 phường trực thuộc, vị trí tiếp giáp của quận:
  • Phía Bắc: giáp quận Hoàn Kiếm
  • Phía Đông: giáp sông Hồng
  • Phía Nam: giáp huyện Thanh Trì 
  • Phía Tây: giáp quận Đống Đa, huyện Thanh Trì
Hiện hữu các phường phía đông nam quận Hai Bà Trưng là những nơi có những khu tập thể được xây dựng từ thập kỷ 60 của thế kỷ 20 như khu tập thể Nguyễn Công Trứ, khu tập thể Quỳnh Mai, khu tập thể Trương Định...và hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Đầm Trấu ( phường Bạch Đằng ), khu đô thị cao cấp Times City, khu đô thị Green Pearl 378 Minh Khai (đều nằm trên địa bàn phường Vĩnh Tuy)...

8. Bản đồ hành chính quận Hoàng Mai

Bản đồ hành chính quận Hoàng Mai
Quận Hoàng Mai là quận nội thành nằm ở phía Đông Nam thành phố Hà Nội, có diện tích lớn thứ tư 41,04 km²  và có dân số đông nhất trong 30 quận gồm 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc. Vị trí tiếp giáp với các khu vực khác như sau:
  • Phía Bắc: giáp quận Thanh Xuân, Hai Bà Trưng.
  • Phía Tây, Nam: giáp huyện Thanh Trì.
  • Phía Đông: giáp sông Hồng và quận Long Biên.
Quận Hoàng Mai có nhiều làng nghề ẩm thực nh­ư làng nghề bánh cuốn thanh trì (ph­ường Thanh Trì), rượu Hoàng Mai, làng bún Tứ Kỳ, bún ốc Pháp Vân (ph­ường Hoàng Liệt), đậu phụ Mơ (phường Mai Động).
Ngoài ra, ph­ường Vĩnh Hư­ng và phường Lĩnh Nam có nghề trồng hoa, rau sạch; phường Yên Sở có làng cá Yên Sở.

9. Bản đồ hành chính quận Thanh Xuân

Bản đồ hành chính quận Thanh Xuân

 Quận Thanh Xuân nằm phía Tây Nam thuộc Thành phố Hà Nội diện tích 9,11 km²  có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc bao gồm 11 phường , có vị trí tiếp giáp với:
  • Phía Bắc giáp quận Đống Đa và quận Cầu Giấy.
  • Phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng.
  • Phía Nam giáp huyện Thanh Trì.
  • Phía Tây giáp huyện Từ Liêm và thị xã Hà Đông.
Theo thông tin quy hoạch đây là khu vực dự kiến phát triển đô thị của thành phố trung tâm với nhiều dự án quy hoạch xây dựng nhà ở và giao thông như: Đường giao thông phát triển phù hợp với quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2020 với nhiều tuyến đường quan trọng như: đường vành đai ba, Nguyễn Trãi, Láng - Thanh Xuân, Định Công - Nguyễn Trãi - Nhân Chính…

10. Bản đồ hành chính  quận Nam Từ Liêm

Bản đồ hành chính quận Nam Từ Liêm
Quận Nam Từ Liêm là quận mới thuộc quận nội thành được thành lập từ năm 2013 sau khi tách từ huyện Từ Liêm cũ. Diện tích 32,27 km²  có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc. Với vị trí là cửa ngõ phía Tây của thành phố Hà Nội có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng như: quy hoạch đường vành đai III, QL32, Đường Lê Đức Thọ, tỉnh lộ TL70A...
  • Phía Bắc: giáp quận Bắc Từ Liêm
  • Phía Tây: giáp huyện Hoài Đức
  • Phía Nam: giáp quận Hà Đông
  • Phía Đông: giáp quận Cầu Giấy, Thanh Xuân.
Quy hoạch đô thị quận Nam Từ Liêm, Hà Nội phát triển dựa trên bản quy hoạch chung phát triển thành đô thị mới kiểu mẫu: xanh, văn minh, hiện đại. Hiện nay đã có nhiều công trình và dự án đã, đang, sắp triển khai thuộc quy hoạch.

11. Bản đồ hành chính quận Bắc Từ Liêm 

Bản đồ hành chính quận Bắc Từ Liêm
Đây là quận thuộc phía Tây của TP Hà Nội trước đây là quận Từ Liêm và được tách thành 2 quận Bắc và Nam Từ Liêm. Diện tích 43,35 km²  gồm 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc. Vị trí ranh giới phân khu là:
  • Phía Đông: giáp quận Tây Hồ
  • Phía Đông Nam: giáp quận Cầu Giấy
  • Phía Tây: giáp huyện Đan Phượng, Hoài Đức
  • Phía Nam: giáp quận Nam Từ Liêm
  • Phía Bắc: giáp huyện Đông Anh.

12. Bản đồ hành chính quận Hà Đông

Bản đồ hành chính quận Hà Đông
Quận Hà Đông nằm cách trung tâm Hà Nội 12 km về phía Tây Nam nằm giữa sông Nhuệ và sông Đáy. Hiện nay, quận là nơi đặt trụ sở một số cơ quan hành chính cấp thành phố của Hà Nội, diện tích 49,64 km²  có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc.  Quận Hà Đông là quận có vị trí giao thông kết nối thành phố Hà Nội đến nhiều tỉnh lân cân.
  • Phía Bắc giáp: quận Nam Từ Liêm
  • Phía Đông: giáp huyện Thanh Trì, Thanh Xuân
  • Phía Tây: giáp huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Hoài Đức
  • Phía nam: giáp huyện Thanh Oai.

Đây vốn là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa và nay là một trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh nhất của thành phố. Hà Đông có hơn 200 di tích lịch sử-văn hóa, trong đó có 83 di tích đã được xếp hạng, 47 lễ hội truyền thống, Hà Đông được xem là vùng đất có truyền thống và văn hóa lâu đời có một số làng nghề nổi tiếng như: Làng lụa Vạn Phúc, làng rèn Đa Sỹ, làng dệt La Khê…

13. Bản đồ hành chính thị xã Sơn Tây

Bản đồ hành chính thị xã Sơn Tây
 Sơn Tây là một thị xã thuộc thành phố Hà Nội được xem là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của cả vùng có nhiều đường giao thông thủy, bộ nối với trung tâm thành phố. Tính đến 2018 thị xã Sơn Tây có tổng diện tích tự là 113,5 km²  được chia thành 9 phường và 6 xã, có 53 cơ quan, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học và 30 đơn vị quân đội trên địa bàn.
Thị xã Sơn Tây là thủ phủ trước đây của tỉnh Hà Tây Cũ. Địa giới hành chính thị xã Sơn Tây:
  • Phía Đông: giáp huyện Phúc Thọ
  • Phía Tây: giáp huyện Ba Vì
  • Phía Nam: giáp huyện Thạch Thất
  • Phía Bắc: giáp huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc
Hiện nay, quy hoạch thị xã Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh ở cửa ngõ Tây Bắc của thành phố HN với trọng tâm: Là khu vực quy hoạch đô thị vệ tinh Sơn Tây với các chức năng hỗn hợp và có đặc thù riêng, hoạt động độc lập tương đối. Hỗ trợ đô thị trung tâm về các lĩnh vực nhà ở, đào tạo, phát triển công nghiệp, dịch vụ. Mang chức năng là đô thị bảo tồn thành cổ Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm…

14. Bản đồ hành chính huyện Sóc Sơn

Bản đồ hành chính huyện Sóc Sơn
Sóc Sơn là huyện ngoại thành nằm ở phía Bắc của thành phố Hà Nội cách trung tâm 25 km, diện tích 306,5 km²  có 26 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc. Huyện Sóc Sơn có địa giới hành chính giáp ranh với nhiều tỉnh lân cận.
  • Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên;
  • Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc;
  • Phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh;
  • Phía Nam giáp huyện Mê Linh và huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
Theo thông tin quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 thì Sóc sơn huyện phát triển với:
  • Tính chất cơ bản là thương mại - dịch vụ, công nghiệp, du lịch, giáo dục đào tạo, nông nghiệp sinh thái, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng;
  • Hướng tới một huyện phát triển xứng tầm là cửa ngõ phía Bắc Thủ đô Hà Nội, là đầu mối giao thông quan trọng của Quốc gia, của Vùng và Thủ đô Hà Nội
  • Tập trung phát triển thành đô thị vệ tinh của thành phố trung tâm

15. Bản đồ hành chính huyện Đông Anh

Bản đồ hành chính huyện Đông Anh
Đông Anh là một huyện nội thành nằm ở phía Bắc thành phố Hà Nội có diện tích 185,7 km²  gồm 1 thị trấn và 23 xã có vị trí 
  • Phía đông: giáp thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
  • Phía Đông Bắc: giáp huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
  • Phía Đông Nam: giáp quận Long Biên và huyện Gia Lâm
  • Phía Nam: giáp các quận Tây Hồ, Bắc Từ Liêm
  • Phía Tây: giáp huyện Mê Linh
  • Phía Tây Nam: giáp huyện Đan Phượng
Theo thông tin quy hoạch quy hoạch huyện Đông Anh đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 sẽ có khoảng 49% - 60% diện tích đất phát triển đô thị phân chia thành các khu vực: trung tâm, nông thôn (phần ngoài đê sông Hồng, sông Đuống và khu vực nông thôn còn lại)

16. Bản đồ hành chính huyện Gia Lâm

Bản đồ hành chính huyện Gia Lâm
Gia Lâm là một huyện ngoại thành nằm ở phía Đông ngoài cùng của thành phố Hà Nội có diện tích 108,44 km²  được chia thành 22 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 2 thị trấn và 20 xã.
  • Phía Đông, Đông Bắc: giáp tỉnh Bắc Ninh
  • Phía Nam, Đông Nam: giáp tỉnh Hưng Yên
  • Phía Tây: giáp quận Long Biên, Hoàng Mai
  • Phía Bắc, Tây Bắc: huyện Đông Anh

Về mặt địa lý, huyện Gia Lâm được phân ra làm ba khu vực, ngăn cách bởi dòng Sông Đuống gồm:
·       Cụm Bắc Đuống: thị trấn Yên Viên và các xã: Yên Thường, Dương Hà, Ninh Hiệp, Đình Xuyên, Phù Đổng, Trung Mầu, Yên Viên.
·       Cụm Nam Đuống: thị trấn Trâu Quỳ và các xã: Cổ Bi, Đặng Xá, Dương Xá, Phú Thị, Dương Quang, Kim Sơn, Lệ Chi.
·       Cụm Sông Hồng: Đông Dư, Đa Tốn, Bát Tràng, Kiêu Kỵ, Kim Lan, Văn Đức.

17. Bản đồ hành chính huyện Thanh Trì

Bản đồ hành chính huyện Thanh Trì
Thanh Trì là một huyện nằm ở phía Đông Nam thành phố Hà Nội diện tích 63,17 km² gồm 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc 1 thị trấn và 15 xã. Huyện Thanh Trì nằm vên phía Nam và Đông Nam thành phố trong đó:
  • Phía Tây Bắc: giáp quận Thanh Xuân
  • Phía Bắc: Giáp quận Hoàng Mai
  • Phía Tây: giáp quận Hà Đông
  • Phía Đông: Giáp: huyện Gia Lâm và huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
  • Phía Nam: giáp huyện Thanh Oai, Thường Tín
Thanh Trì là mảnh đất có nhiều sản vật giá trị như: vải tiến làng Quang (xã Thanh Liệt), nghề dệt quai thao Triều Khúc, sơn vẽ Đông Phù, mây tre Vạn Phúc, bánh chưng Tranh Khúc, rượu hoa cúc Yên Ngưu, làm bánh kẹo Nội Am, làm chìa khóa Tương Chúc.Trên địa bàn huyện Thanh Trì đã và đang hình thành một số khu đô thị lớn như: khu đô thị Đại Thanh thuộc xã Tả Thanh Oai, khu đô thị Cầu Bươu, khu đô thị Hồng Hà Park City, khu đô thị Tây Nam Kim Giang, khu đô thị Tân Triều, khu đô thị Ngọc Hồi, khu đô thị Tứ Hiệp.

18. Bản đồ hành chính huyện Mê Linh 

Bản đồ hành chính huyện Mê Linh
Mê Linh nằm ở phía Bắc thành phố Hà Nội giáp sân bay quốc tế Nội Bài diện tích 141,64 km²  có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc bao gồm 2 thị trấn và 16 xã tiếp giáp
  • Phía Bắc, Tây: giáp tỉnh Vĩnh Phúc
  • Phía Nam giáp huyện Đan Phượng qua sông Hồng
  • Phía Đông Bắc: giáp huyện Sóc Sơn
  • Phía Đông: giáp huyện Đông Anh.
Theo quy hoạch huyện Mê Linh là vành đai xanh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, kết hợp dịch vụ thân thiện môi trường; định hướng là đô thị công nghiệp sạch đa ngành. Là trung tâm dịch vụ thương mại và y tế cấp vùng phía Bắc

19. Bản đồ hành chính huyện Ba Vì

Bản đồ hành chính huyện Ba Vì
Huyện Ba Vì là một huyện bán sơn địa nằm ở phía Tây Bắc cách  thành phố Hà Nội 50 km diện tích 428 km²  có 31 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc bao gồm 1 thị trấn và 30 xã 
  • Phía Đông: giáp thị xã Sơn Tây
  • Phía Đông Nam: giáp huyện Thạch Thất
  • Phía Nam: giáp huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình
  • Phía Bắc giáp: thành phố Việt Trì, Phú Thọ
  • Phía Tây giáp: huyện Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ.
  • Phía Đông Bắc: giáp huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc
Về cơ bản, thông tin quy hoạch huyện Ba Vì được phê duyệt sẽ được phát triển theo mô hình cấu trúc 3 trục ngang để kết nối huyện Ba Vì với trung tâm thành phố và các khu vực lân cận nhờ phát triển giao thông ở các tuyến QL32, đường cao tốc Hồ Chí Minh…

20. Bản đồ hành chính huyện Phúc Thọ

Bản đồ hành chính huyện Ba Vì
Phúc Thọ là huyện đồng Bằng Bắc Bộ, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 35km về phía tây, nằm bên bờ hữu ngạn 2 con sông: sông Hồng và sông Đáy. Diện tích 117 km² gồm 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc Quy hoạch huyện Phúc Thọ nằm ngoài thành của TP Hà Nội ở vị trí giáp ranh:
  • Phía Tây: giáp thị xã Sơn Tây
  • Phía Nam: giáp huyện Thạch Thất
  • Phía Đông Nam: giáp huyện Quốc Oai, Hoài Đức
  • Phía Đông: giáp huyện Đan Phượng.
  • Phía bắc: giáp tỉnh Vĩnh Phúc
  • Phía đông Bắc: giáp huyện Mê Linh, Đan Phượng
Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, thì quy hoạch huyện Phúc Thọ phát triển kinh tế tổng hợp, trong đó chú trọng phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái, có môi trường đầu tư thuận lợi, chất lượng sống đô thị và nông thôn cao, phát triển ổn định bền vững.

21. Bản đồ hành chính huyện Đan Phượng 

Bản đồ hành chính huyện Đan Phượng
Đan Phượng nằm ở phía Tây Bắc trung tâm thành phố Hà Nội có hệ thống sông Hồng, sông Đáy chảy qua, diện tích 78 km² , có 16 đơn vị hành chính cấp xã thực thuộc, có vị trí tiếp giáp:
·      Phía Bắc giáp sông Hồng và huyện Mê Linh.
·      Phía Đông giáp quận Bắc Từ Liêm.
·      Phía Nam giáp huyện Hoài Đức.
·      Phía Tây giáp huyện Phúc Thọ.
Theo Quy hoạch chi tiết huyện Đan Phượng thì mục tiêu sẽ phát triển các trung tâm mới về thương mại, dịch vụ của đô thị, trở thành đô thị cửa ngõ phía Tây Bắc, hỗ trợ tích cực cho khu trung tâm thành phố theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

22. Bản đồ hành chính huyện Hoài Đức

Bản đồ hành chính huyện Hoài Đức
Hoài Đức là một huyện cửa ngõ phía Tây Hà Nội có diện tích 84,93 km²  phân chia thành 1 thị trấn và 19 xã với địa giới:
  • Phía Bắc giáp huyện Đan Phượng, Phúc Thọ và quận Bắc Từ Liêm
  • Phía Tây giáp huyện Quốc Oai và Phúc Thọ;
  • Phía Nam giáp quận Hà Đông và huyện Quốc Oai;
  • Phía Đông giáp quận Hà Đông và Nam Từ Liêm
Thông tin quy hoạch huyện Hoài Đức hiện nay đang được tập trung đầu tư và phát triển để lên quận vào năm 2020. Với nhiều các quy hoạch chi tiết các khu đô thị huyện Hoài Đức đã được phê duyệt.

23. Bản đồ hành chính huyện Quốc Oai

Bản đồ hành chính huyện Quốc Oai
Quốc Oai là một huyện nằm ở phía Tây cách Hà Nội khoảng 20 km diện tích 147 km²  gồm 1 thị trấn, 20 xã với vị trí địa giới tiếp giáp các khu vực xung quanh:
  • Phía Đông giáp huyện Đan Phượng, huyện Hoài Đức;
  • Phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình;
  • Phía Nam giáp huyện Chương Mỹ
  • Phía Bắc giáp huyện Thạch Thất và huyện Phúc Thọ.
Theo quy hoạch chung xây dựng huyện Quốc Oai sẽ phát triển với tính chất là huyện ngoại thành phía Tây Nam, trong hành lang xanh của thành phố Hà Nội. Trong đó tập trung phát triển là nông nghiệp sinh thái kết hợp các làng nghề và cụm đổi mới gắn liền với phát triển công nghiệp và dịch vụ, du lịch và bảo vệ giá trị cảnh quan, môi trường sinh thái chất lượng cao, phát triển kinh tế tổng hợp.

24. Bản đồ hành chính huyện Thạch Thất

Bản đồ hành chính huyện Thạch Thất
Huyện Thạch Thất nằm phía Tây Bắc thành phố Hà Nội có diện tích 184,59 km² gồm 1 thị trấn và 22 xã có vị trí:
  • Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên;
  • Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc;
  • Phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh;
  • Phía Nam giáp huyện Mê Linh và huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Thạch Thất nổi tiếng với nhiều làng nghề nổi tiếng xứ Đoài, như nghề Mộc Chàng Sơn, Dệt Hữu Bằng, Chè lam Thạch Xá...Hiện nay trên địa bàn huyện Thạch Thất đã và đang hình thành một số khu đô thị, khu nhà ở cao cấp…

25. Bản đồ hành chính huyện Chương Mỹ

Bản đồ hành chính huyện Chương Mỹ

Chương Mỹ huyện nằm phía Tây Nam Hà Nội cách 15 km tổng diện tích của huyện 287,9 km²  gồm 2 thị trấn, 30 xã tiếp giáp:
  • Phía Đông: giáp huyện Thanh Oai
  • Phía Tây Bắc: giáp quận Hà Đông
  • Phía Bắc, Tây Bắc: giáp huyện Quốc Oai
  • Phía Nam: giáp huyện Mỹ Đức
  • Phía Đông Nam: giáp huyện Ứng Hòa
  • Phía Tây, Tây Nam: giáp huyện Lương Sơn
Chương Mỹ có nhiều đình, chùa, đền, miếu phong cảnh tuyệt đẹp như: chùa Trăm gian, chùa Trầm, chùa Cao… Nền kinh tế của Chương Mỹ đang từng bước chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang Phát triển là đô thị công nghiệp, dịch vụ. hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp, sản xuất nông thôn theo hướng hiện đại hóa. Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại để trở thành động lực thúc đất khu vực hành lang xanh.

26. Bản đồ hành chính huyện Thanh Oai

Bản đồ hành chính huyện Thanh Oai
Thanh Oai nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội có diện tích 129,6 km²  gồm 1 thị trấn và 20 xã có ranh giới với các khu vực:
  • Phía Bắc, Tây Bắc: giáp quận Hà Đông
  • Phía Tây: giáp huyện Chương Mỹ
  • Phía Tây Nam: giáp huyện Ứng Hòa
  • Phía Đông Nam: giáp huyện Phú Xuyên
  • Phía Đông: giáp huyện Thường Tín
  • Phía Đông Bắc: giáp huyện Thanh Trì
Thanh Oai có nét đặc trưng của nền văn hóa đồng bằng Bắc Bộ nổi tiếng với rất nhiều đình chùa cổ kính và làng nghề lâu đời như Nón Lá làng Chuông, tương Cự Đà, giò chả Ước Kế, gạo bồ nâu Thanh Văn. Do vị trí chỉ cách trung tâm Hà Nội không xa nên Thanh Oai sẽ tiếp tục phát triển theo hướng Đô thị hóa nhanh chóng. Hiện nay thành phố Hà Nội đang triển khai xây dựng nhiều dự án trên địa bàn huyện.

27. bản đồ hành chính huyện Thường Tín

Bản đồ hành chính huyện Thường Tín
Thường Tín nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội diện tích 127,59 km²  gồm 1 thị trấn, 28 xã. Huyện Thường Tín là huyện ngoại thành Hà Nội có kết nối với các tuyến đường giao thông Bắc Nam quan trọng đó là QL1A và đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Vị trí của huyện Thường Tín với các khu vực lân cận là:
  • Phía Bắc: giáp huyện Thanh Trì
  • Phía Nam: giáp huyện Phú Xuyên
  • Phía Đông: giáp tỉnh Hưng Yên qua sông Hồng
  • Phía Tây: giáp huyện Thanh Oai
Thường Tín là huyện có nhiều Làng Nghề lâu đời với những sản phẩm nổi tiếng như đan lưới làng Trần Phú, Tiện Gỗ ở Nhị Khê, sơn mài ở Duyên Thái. Huyện có 126 làng cổ, được thừa hưởng truyền thống lịch sử văn hóa đặc sắc của vùng ven đô đã đi vào dấu ấn lịch sử.

28. Bản đồ hành chính huyện Phú Xuyên

Bản đồ hành chính huyện Phú Xuyên
Phú Xuyên nằm ở phía nam thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố 40 km có diện tích 170,8 km²  gồm 2 thị trấn và 25 xã với vị trí 
  • Phía Bắc: giáp huyện Thường Tín, Thanh Oai
  • Phía Nam giáp huyện Duy Tiên - Hà Nam;
  • Phía Đông: Khoái Châu - Hưng Yên;
  • Phía Tây: giáp huyện Ứng Hòa
Thế mạnh của Phú Xuyên là có nhiều làng nghề, có vị trí địa lý thuận lợi, diện tích đất nông nghiệp rộng và đang được chuyển đổi, khai thác theo hướng nâng cao hiệu quả, năng suất cây trồng.

29. Bản đồ hành chính huyện Ứng Hòa

Bản đồ hành chính huyện Ứng Hòa
Ứng Hòa là huyện nằm ở phía Nam thành phố Việt Nam thành phố Hà Nội có diện tích 183,72 km chia thành 1 thị trấn 28 xã, địa giới hành chính:
  • Phía Bắc: giáp huyện Chương Mỹ và Thanh Oai
  • Phía Nam: giáp huyện Duy Tiên, Kim bảng tỉnh Hà Nam
  • Phía Tây: giáp huyện Mỹ Đức, Phú Xuyên.
Ứng Hòa là huyện thuần nông với một số làng nghề truyền thống như làng may Trạch Xá, làng bún Bặt, làng đàn Đào Xá...Thời gian gần đây, huyện Ứng Hòa đã tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp kết hợp với khôi phục ngành nghề truyền thống và phát triển nghề mới. Các danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở đây như Đền Bách Linh, Đình chùa Tử Dương, Bảo tàng và Tượng đài lịch sử lưu giữ nhiều hiện vật của thời kháng chiến chống Pháp…

30. Bản đồ hành chính huyện Mỹ Đức

Bản đồ hành chính huyện Mỹ Đức
Mỹ Đức là một huyện nằm phía cực Nam của thành phố Hà Nội, cách trung tâm 2 km theo đường Quốc lộ 21B, diện tích tự nhiên huyện Mỹ Đức 226,913 km²  bao gồm 1 thị trấn và 21 xã, có địa giới hành chính:
  • Phía Bắc: giáp huyện Chương Mỹ;
  • Phía Đông: giáp huyện Ứng Hoà qua sông Đáy;
  • Phía Tây: giáp huyện Lương Sơn, Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình;
  • Phía Nam: giáp huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam
Huyện Mỹ Đức nổi tiếng với khu thắng cảnh chùa Hương, khu du lịch hồ Quan Sơn với nhiều hang động đẹp, đền chùa mang tính chất lịch sử được nhân dân tôn tạo như chùa Hàm Rồng…

BẢN ĐỒ QUY HOẠCH CÁC ĐÔ THỊ VỆ TINH HÀ NỘI

Bản đồ quy hoạch khu đô thị vệ tinh Thành Phố Hà Nội
Theo quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050 thì sẽ phát triển 1 đô thị lõi và 5 đô thị vệ tinh bao quanh gồm có:
  • Quy hoạch đô thị vệ tinh Hòa Lạc: nằm ở phía Tây đô thị trung tâm với chức năng là đô thị khoa học công nghệ và đào tạo với mục tiêu chính là khuyến khích phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và thu hút di dân. 
  • Quy hoạch đô thị vệ tinh Xuân Mai: nằm ở phía Tây đô thị trung tâm có chức năng là đô thị dịch vụ – công nghiệp.
  • Quy hoạch đô thị vệ tinh Phú Xuyên: nằm ở phía Nam đô thị trung tâm mang chức năng là đô thị công nghiệp, đầu mối giao thông và trung tâm trung chuyển hàng hóa và chủ yếu tập trung xây dựng các cơ sở kinh tế về công nghiệp, y tế, giáo dục, vui chơi giải trí, thể dục thể thao nhằm thu hút và cung cấp nguồn lực tại chỗ và các vùng hoạt động kinh tế lân cận. 
  • Quy hoạch đô thị vệ tinh Sơn Tây: nằm ở phía Tây Bắc đô thị trung tâm, là đô thị văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng. 
  • Quy hoạch đô thị vệ tinh Sóc Sơn: nằm ở phía Bắc đô thị trung tâm, là đô thị dịch vụ và đô thị sinh thái với định hướng phát triển dựa trên cơ sở trung tâm dịch vụ cảng hàng không, dịch vụ thương mại, logistics và trung chuyển hàng hóa quốc tế, trung tâm dịch vụ du lịch thương mại nghỉ dưỡng cấp vùng và thành phố, phát triển công nghiệp sạch của thành phố, trung tâm dịch vụ đào tạo cấp vùng.

BẢNG CẬP NHẬT SỐ LIỆU VỀ DIỆN TÍCH, DÂN SỐ TP. HÀ NỘI NĂM 2020 THEO TỪNG QUẬN, HUYỆN.


Stt
Quận/ huyện/ thị xã
Diện tích
(km2)
Dân số
Stt
Quận/ huyện/ Thị xã
Diện tích
(km2)
Dân số
1
Ba Đình
9.21
243.200
16
Đan Phượng
78
164.200
2
Bắc Từ Liêm
45.32
333.700
17
Đông Anh
185.62
384.700
3
Cầu Giấy
12.32
280.500
18
Gia Lâm
116.71
277.200
4
Đống Đa
9.95
422.100
19
Hoài Đức
84.93
242.900
5
Hà Đông
49.64
353.200
20
Mê Linh
142.46
228.500
6
Hai Bà Trưng
10.26
311.800
21
Mỹ Đức
226.25
195.300
7
Hoàn Kiếm
5.29
153.000
22
Phú Xuyên
171.1
212.500
8
Hoàng Mai
40.32
443.600
23
Phúc Thọ
118.63
183.300
9
Long Biên
59.82
294.500
24
Quốc Oai
151.13
190.000
10
Nam Từ Liêm
32.19
240.900
25
Sóc Sơn
304.76
341.100
11
Tây Hồ
24.39
166.800
26
Thạch Thất
202.05
207.000
12
Thanh Xuân
9.09
286.700
27
Thanh Oai
123.87
206.300
13
Sơn Tây
117.43
151.300
28
Thanh Trì
63.49
266.500
14
Ba Vì
423
284.100
29
Thường Tín
130.41
249.600
15
Chương Mỹ
237.38
332.800
30
Ứng Hòa
188.18
205.300


Đăng nhận xét

0 Nhận xét